Link phần 1: Xem tiếp
2. Nhóm 2 - Các kỹ thuật lập kế hoạch, quản lý thời gian học
*Brainstorming: Dùng để ghi nhanh các ý tưởng đầu tiên. Khi nghĩ đến việc học BA, bạn nghĩ đến điều gì? Bạn có kinh nghiệm gì khi học những thứ khác, hay nghe được gì từ người khác, hãy thoải mái viết ra càng nhiều càng tốt trong vòng 10 phút. Sau đó, hãy ngồi đánh giá lại các ý tưởng xem cái nào nên đưa vào kế hoạch, cái nào không. Những ý tưởng được áp dụng, hãy brainstorm tiếp các nhánh chi tiết hơn trong ý tưởng đó. Đây là cách để bạn lập một kế hoạch sơ phác, sau đó sẽ còn điều chỉnh nên đừng lo lắng hay đắn đo những gì mình viết ra có đúng hay không.
* Backlog management: Kỹ thuật quản lý thời gian bằng các đầu việc theo cấp độ ưu tiên. Sắp xếp các công việc cần thực hiện sắp tới theo thứ tự ưu tiên, có thể ghi mỗi việc vào một tờ giấy nhớ dán lên tấm bảng hoặc dùng app (VD Trello), việc nào sẽ làm, đang làm, đã xong dán lên từng cột tương ứng. Mỗi ngày bạn nhìn bảng một cái sẽ biết hôm nay mình cần làm gì, không sợ quên. Nhìn cột “đã xong” nhiều lên hoặc cột “đang làm” vơi dần cũng giúp bản thân có thêm động lực.
3. Nhóm 3 - Các kỹ thuật tổng hợp, tóm tắt lại nội dung cần học
* Document analysis: Đơn giản là tìm kiếm thông tin qua tài liệu. Đọc những cuốn sách, nhưng không phải đọc từng dòng như tiểu thuyết, mà đọc để tìm kiếm và hệ thống lại thông tin. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn một cuốn tập hoặc file Word/ Excel để note ghi chú từ những gì mình đã đọc. Đầu tiên, đọc mục lục để note lại các phần lớn. Tiếp theo, đọc phần giới thiệu mỗi chương để nắm được nội dung chính. Sau đó, quay lại đọc hết chương, note lại các đầu mục lớn, đầu mục nhỏ, từ khoá trong chương. Chỗ nào không hiểu ghi riêng ra một bên để nghiên cứu sau.
* Mind mapping: Chuyển các note ghi chú dạng chữ thành sơ đồ nhiều nhánh. BABOK có bố cục rất dễ tóm tắt lại thành mindmap. Bạn có thể vẽ 1 mindmap tổng gói gọn cả BABOK và các mindmap chi tiết hơn ở những phần cần học kỹ. Những bản đồ này sẽ giúp bạn nhìn thấy mối liên quan giữa các phần kiến thức trong sách, nhận ra vì sao phải làm thế này, thế kia, cái gì đến từ đâu và đi tới đâu theo quy trình nào v.v…
* Functional decomposition: Bóc tách những phần phức tạp thành những phần nhỏ hơn, dễ dàng hơn. Tương tự như chia nhánh mindmap, khi gặp một mục khó hiểu, bạn có thể chia mục đó thành nhiều gạch đầu dòng, mỗi gạch lại chia thành các dòng nhỏ hơn, đến khi vấn đề trở nên rõ ràng đơn giản.
4. Nhóm 4 - Các kỹ thuật học thuật ngữ chuyên ngành
* Glossary: Bản liệt kê các thuật ngữ và chú giải. BABOK có sẵn phần này ở cuối. Ngoài ra bạn có thể thêm vào các từ mình cảm thấy quan trọng. Sắp xếp theo thứ tự ABC hoặc theo nhóm liên quan, sao cho sau này có thể tra cứu nhanh, như một cuốn từ điển. Bạn có thể đưa các thuật ngữ này vào flashcards (giấy hoặc app), thêm hình minh hoạ, chú thích của bản thân, từ mới trong suốt quá trình học và làm BA. Định dạng của tài liệu này tốt nhất nên là file Word hoặc Excel trên Drive cho dễ cập nhật thường xuyên.
* Concept modeling: Tương tự như Glossary, đây cũng là bản kê các thuật ngữ chuyên ngành, nhưng rộng hơn Glossary ở chỗ Concept bao gồm cả các phân nhóm theo vai trò, chức năng. Theo BABOK, các thuật ngữ sẽ xoay quanh 6 concept lớn là: Change, Need, Solution, Stakeholder, Value, Context. Mỗi thuật ngữ đều phải chiếu theo các concept này để hiểu một cách toàn diện theo góc nhìn của BA. VD: Business Analysis: The practice of enabling CHANGE in the CONTEXT of an enterprise by defining NEEDS and recommending SOLUTIONS that deliver VALUE to STAKEHOLDERS.
Các kỹ thuật tự học BA (Phần 3): Xem tiếp
Comments