Link Phần 1: Xem tiếp
Link Phần 2: Xem tiếp
5. Nhóm 5 - Các kỹ thuật thực hành, học nhóm
* Observation: Quan sát cách người khác làm. Có 2 kiểu quan sát: chủ động và thụ động. Chủ động là tích cực đặt câu hỏi, nêu ý kiến với người mà mình đang quan sát. Thụ động là chỉ xem, ghi lại hoạt động của người đó và không có ý kiến gì. Chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật này cho đồng nghiệp, cấp trên, khi dự án bận rộn thì lặng lẽ ghi lại cách họ làm việc, khi họ sẵn sàng chia sẻ thì tranh thủ hỏi để học tập kinh nghiệm, vì sao họ làm vậy, họ có cách nào khác không… để bắt chước theo một cách hợp lý.
* Interview: Phỏng vấn. Mọi cuộc nói chuyện 1-1 với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, nhà tuyển dụng, người mới gặp… đều có thể là một cuộc phỏng vấn. Các bạn có thể là người hỏi, người trả lời, hoặc cả hai, có kịch bản trước hoặc không. Vì BA là người cần đặt câu hỏi rất nhiều và cũng cần trả lời rất nhiều, hơn nữa phải phát ngôn sao cho chuẩn, chúng ta nên tìm càng nhiều cơ hội nói chuyện càng tốt, chat cũng được. Nói chuyện để tìm hiểu một thông tin mới, một quan điểm mới, đó chính là interview.
* Focus groups: Là hình thức họp nhóm nhỏ từ 6 đến 12 người, mục đích lấy ý kiến về một chủ đề, do một người làm điều phối (moderator). Trong dự án BA sẽ phải tham gia rất nhiều cuộc họp, đại đa số là họp nhóm nhỏ kiểu này. Vì vậy việc tham dự, phát biểu và tổ chức các buổi học nhóm theo kiểu focus group là một cách thực hành tuyệt vời, không chỉ với BA mà còn cho các vị trí khác. Hãy làm một cách "pro": gửi email/ tin nhắn thông báo, chốt lịch, đặt lịch trên Outlook Calendar, tạo link trên Microsoft Teams (nếu họp online) hoặc đặt địa điểm họp offline, gửi trước tài liệu, agenda, nêu lên chủ đề và chốt ý kiến trong buổi họp, ghi âm/ ghi hình buổi họp, ghi meeting minute và gửi cho các thành viên sau buổi họp. BA sẽ không phải làm hết những việc trên, nhưng cũng cần biết cách làm.
* Workshops: Hình thức cũng tương tự Focus groups, là một cuộc họp, nhưng thiên về mục tiêu giải quyết vấn đề, giải đáp thắc mắc và thống nhất các bước tiếp theo. Cần lưu ý thời lượng tối đa của các buổi họp không quá 1 tiếng, kéo dài hơn sẽ không hiệu quả.
6. Nhóm 6 - Các kỹ thuật ôn tập lại kiến thức
* Acceptance & Evaluation criteria: Tới giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi, hãy đóng vai giám khảo và chấm điểm cho năng lực của chính bạn. Việc này không khó vì các kỳ thi cấp chứng chỉ đều có bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng. VD các tiêu chí để được cấp chứng chỉ ECBA ở đây https://www.iiba.org/business-analysis-certifications/ecba/
Như vậy chúng ta có thể biết mình đã đủ khả năng thi đậu hay chưa bằng việc lập bảng các tiêu chí đó, ở cột tự đánh giá kế bên, mục nào đạt thì tick vào, hoặc chấm điểm, xem tổng đã đạt chưa (không ai biết chắc đúng bao nhiêu % thì đậu ECBA nhưng nhiều nguồn nói rằng khoảng 70%). Tất nhiên bạn không thể chấm một cách chủ quan, mà phải dựa trên các bài thi thử tự test. Trên mạng có nhiều đề mock test ECBA, có trả phí hoặc free. Hoặc bạn có thể tự tạo đề bằng app Quizlet. Mình sẽ gửi link bộ đề trên app của mình cho các bạn tham khảo ở bài sau.
* Reviews: Ôn tập là việc không thể thiếu, nhưng ôn thế nào cho nhanh, cho kỹ, cho đầy đủ và không quên? Hãy quay về những flashcards, mindmap, matrix, visual, infographic không hề xa lạ. Chúng ta đã gần đến cuối chặng đường, không cần đọc lại BABOK từ đầu nữa, chỉ cần xem lại các tài liệu tự học mình đã tạo. Sẽ có những phần bạn nhớ lại dễ dàng vì đã hiểu, có những phần bạn hơi quên vì lúc trước ghi tắt quá, cần lật sách phần đó ra coi lại, có những phần bạn nhận ra bây giờ mình mới hiểu đúng, cũng có phần bạn phát hiện mình bỏ sót chưa học kỹ. Đây là lúc chúng ta có thể chỉnh sửa, hoàn thiện, bổ sung các tài liệu của mình.
* Lessons learned: Trong quá trình ôn thi, chúng ta có thể làm đúng, làm sai những câu thi thử. Dù là loại nào, sẽ luôn có phát hiện mới từ những câu hỏi và đáp án đó, đặc biệt nếu chúng nằm ngoài dự đoán của chúng ta. Các bạn hãy luôn chú ý note lại những phát hiện đó, biết đâu sau này sẽ gặp lại câu hỏi tương tự. Ngày cuối cùng trước ngày thi, mình luôn xem lại những câu đó, để chắc chắn không lặp lại lỗi sai 2 lần.
Trong số 50 kỹ thuật của BA thì 21 kỹ thuật trên có thể áp dụng cho việc học và ôn thi các chứng chỉ của IIBA, cũng như bất cứ môn học lý thuyết nào khác (các môn thể dục thể thao, nghệ thuật, mỹ thuật, thực hành nhiều thì sẽ cần các kỹ thuật hệ khác). Mong rằng các kỹ thuật trên đây sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tích luỹ tri thức, để càng học càng chuyên nghiệp!
Comments