Nội dung bài viết này vốn là phần đầu của BABOK - giáo trình thông dụng của các BA. Tuy nhiên vì các khái niệm “Concept” khá là trừu tượng nên IABA xếp sau các nội dung khác cụ thể hơn, như các công việc BA cần làm, các kỹ thuật, kỹ năng BA cần có… (xem chi tiết tại MỤC LỤC TỔNG HỢP). Sau khi đã hiểu các kiến thức cơ bản về BA, chúng ta sẽ lùi lại nhìn một cách tổng thể, vậy BA bản chất là gì.
Trong infographic dưới đây, các Core concept của BA đã cho thấy các thành tố làm nên một dự án mà BA tham gia gồm có: Changes, Needs, Solutions, Stakeholders, Value và Contexts.
Dự án được triển khai để đáp ứng một sự thay đổi nào đó (Changes), đáp ứng nhu cầu của nhiều người (Needs), bằng một giải pháp (Solutions), có các bên liên quan tham gia (Stakeholders), tạo ra giá trị, lợi ích cho người thụ hưởng (Value), và tất cả dự án diễn ra trên một bối cảnh, môi trường, thời gian nhất định (Contexts).
Các thành tố này xuất hiện trong tất cả công việc mà BA làm, trong các Knowledge Areas, từ khâu Planning and Monitoring, đến Solution evaluation. Có thể nói, những gì BA làm được gói gọn trong 6 Core concept. Để làm tốt một dự án, BA phải cân nhắc cả 6 concept này trong mọi tác vụ, mọi bước đi của mình. Ví dụ, khi khảo sát nhu cầu, chúng ta cần suy nghĩ tới người dùng của mình là ai, có bên nào cần tham gia cùng không, người dùng có nhu cầu gì, họ cần giải pháp gì, để giải quyết nhu cầu thì cần thay đổi điều gì ở các Stakeholder, thay đổi điều gì khi customize giải pháp, giá trị mong đợi là gì, môi trường công ty ở hiện tại như thế nào.
Kết quả công việc của BA nói riêng và của nhóm dự án nói chung cần phải hài hoà giữa 6 Concept trên. Sự thay đổi vừa phải tạo ra Value - lợi nhuận cho công ty khách hàng, vừa phải đáp ứng nhu cầu người dùng, vừa phải có sự đồng thuận giữa các bên liên quan, vừa phải khả thi trong giới hạn kỹ thuật của Giải pháp, và vừa phải thích ứng phù hợp với hoàn cảnh môi trường.
Như vậy, 6 Core concept đóng vai trò như kim chỉ nam định hướng cho BA đi đúng đường khi thực hiện triển khai công việc, cũng như giúp chúng ta phân chia nguồn lực của mình đồng đều cho các mục tiêu quan trọng.
Tuy đã có hướng đi, các kỹ thuật và kỹ năng hỗ trợ, nhưng trong công việc thực tế, BA vẫn có thể gặp phải một số tình huống khó khăn. Bài viết tiếp theo sẽ chia sẻ các ví dụ và kinh nghiệm thực tế cho các bạn tham khảo.
IABA mang đến từng phần nho nhỏ trong khối kiến thức khổng lồ của BA, dưới dạng các infographic ngắn gọn dễ hiểu, để các bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng và có thể áp dụng được vào công việc, cuộc sống của mình!
Comments