top of page
Writer's pictureBlog IABA

Các nghiệp vụ chính của BA


Trong các bài viết trước, IABA đã chia sẻ loạt chủ đề về các bước bắt đầu BA từ con số 0. Các bạn có thể xem mục lục tổng cập nhật tại đầu trang.

Tới chủ đề tiếp theo, blog sẽ giúp các bạn hiểu tổng quan về các khái niệm thường dùng trong công việc BA. Dù có làm BA hay không thì những thông tin này cũng sẽ rất hữu ích cho các bạn áp dụng vào các lĩnh vực khác, vì BA là về những giải pháp, đã là giải pháp thì ở đâu cũng cần.

Đầu tiên, bài viết này sẽ giới thiệu về các nghiệp vụ đầy đủ của một BA chuẩn. Trên thực tế các BA sẽ chỉ làm một phần các nghiệp vụ này, tuỳ theo cấp bậc, mô tả công việc và phạm vi dự án. Còn theo IIBA, một BA đủ năng lực được công nhận phải thực hiện được các công việc như mô tả trong infographic bên dưới.

6 nghiệp vụ lớn dựa trên 6 nhóm kiến thức trong BABOK hay còn gọi là Knowledge Areas, trong đó chia thành các tác vụ nhỏ hơn. Đây là những gì BA cần làm trong một dự án giải quyết vấn đề cho công ty, từ khâu khảo sát nhu cầu, đề xuất giải pháp, triển khai và nghiệm thu, đến đánh giá hiệu quả.


Các công việc được liệt kê trong đây không nhất thiết phải thực hiện theo thứ tự, mà có thể linh hoạt sắp xếp và tiến hành ngay khi có đủ thông tin. Khi bắt đầu một dự án, BA sẽ lập kế hoạch các việc cần làm và thứ tự phù hợp với quy mô, tính chất dự án. Nếu dự án lớn, yêu cầu tài liệu chuẩn chỉnh thì phải làm hết các tác vụ, bàn giao đủ các báo cáo, thuyết minh. Còn nếu dự án nhỏ, không yêu cầu thì có thể bỏ qua các phần không cần thiết.

Ở mỗi cấp bậc kinh nghiệm, BA sẽ làm được các nghiệp vụ từ dễ đến khó. Như ECBA tương đương với fresher BA hoặc junior BA thì chỉ cần hiểu về Business analysis planning and monitoring, Elicitation and collaboration, Requirements life cycle management, và Requirements analysis and design definition là được. Lên đến CCBA trở lên, tầm senior BA, mentor, director thì phải biết Strategy Analysis và Solution Evaluation.

Đây là tổng quan những nhiệm vụ của BA. Chỉ cần để ý kỹ các bạn sẽ thấy đâu đó mình đã bắt gặp những người làm công việc tương tự vậy, trong ngành nghề khác. Đúng vậy, họ cũng giống như những nhà thiết kế, kiến trúc sư xây dựng, hay những tư vấn viên, tiếp viên trong các ngành dịch vụ. Họ sẽ hỏi khách hàng cần gì, gặp vấn đề gì, mong muốn điều gì, rồi viết vẽ lại những mong muốn đó đem đến giao cho đội thợ, kỹ thuật hoặc đội operation làm theo. Như vậy, bạn có thể thấy ứng dụng của BA lan rộng khắp xung quanh mình rồi chứ?

Các bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn điểm khác biệt trong công việc của một BA nhé!

0 comments

Comments


bottom of page