Có thể nói BA cũng giống như một nhà ngoại giao đứng ở điểm giao nhau của các mối quan hệ giữa các bên trong dự án. Trong tất cả các công việc của mình, BA hầu như đều làm cùng người khác chứ không làm một mình. BA cũng tạo ra những kết quả tốt nhất khi hợp tác hiệu quả cùng người khác. Bởi vì ở mỗi công đoạn trong dự án, các bên liên quan - Stakeholders sẽ giúp BA hoàn thành nhiệm vụ của mình, cụ thể như trong infographic sau.
Về lý thuyết, là người ở vị trí trung tâm, BA cần ai thì sẽ nhận được hỗ trợ từ người ấy, và ngược lại bất cứ ai cần thông tin gì có thể hỏi BA, gặp khó khăn có thể tìm BA tâm sự. Thế nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Không phải cứ cần là họp được ngay. Không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin, và không phải mọi câu hỏi đều có câu trả lời. Ai cũng có công việc bận rộn, có ít nhiều sự miễn cưỡng trước thay đổi (dự án của BA lại không gì khác chính là một sự thay đổi - change effort).
Quá trình phối hợp làm việc với các bên, với những con người có nhiều quan điểm khác nhau, tính cách khác nhau, cách làm khác nhau, có thể xảy ra nhiều bất đồng ý kiến, thậm chí mâu thuẫn, xung đột. BA cần phải giống như bình lọc nước, phản chiếu sự thật đúng bản chất của nó, đồng thời dung hoà các tạp chất, và lọc ra những kết luận được các bên đồng ý.
Vậy để trở thành một bộ lọc thông tin cao cấp, BA cần những kỹ năng gì? Các kỹ năng phục vụ nhu cầu giao tiếp, hợp tác của BA sẽ có ở chủ đề tiếp theo.
IABA mang đến từng phần nho nhỏ trong khối kiến thức khổng lồ của BA, dưới dạng các infographic ngắn gọn dễ hiểu, để các bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng và có thể áp dụng được vào công việc, cuộc sống của mình!
Comments