Tới đây, chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến các Knowledge Areas của BABOK, hay cũng có thể coi là các nghiệp vụ chính của BA (Business Analyst). Chúng ta đã tìm hiểu về nghiệp vụ Requirements Life Cycle Management (quản lý yêu cầu) trong bài trước. Nghiệp vụ này gồm các tác vụ: Trace Requirements (truy vết yêu cầu), Maintain Requirements (cập nhật yêu cầu), Prioritize Requirements (xác định thứ tự ưu tiên), Assess Requirements Changes (đánh giá thay đổi yêu cầu), và Approve Requirements (xác nhận yêu cầu).
Yêu cầu là những điều khách hàng của chúng ta mong muốn, những người trả tiền cho chúng ta để đáp ứng cho họ. Mà đã là yêu cầu thì lúc nào cũng muôn hình muôn dạng, thiên biến vạn hoá. Lúc trước họ đưa ra 100 yêu cầu, lúc sau thay đổi tầm 50 cái và đưa ra thêm 1000 cái nữa. Nhưng là người làm dịch vụ, hơn nữa là BA giỏi, chúng ta phải hoàn thành được nhiệm vụ và làm hài lòng khách hàng.
Điều đó không có nghĩa là BA phải đáp ứng được tất cả những yêu cầu đã đưa ra. Đây không chỉ là việc bất khả thi, mà còn chưa chắc đã làm khách hàng hài lòng. Dù họ đưa ra bấy nhiêu yêu cầu đó, nhưng chính họ cũng chưa biết chắc những gì mình thực sự cần, và đang chờ nhà tư vấn chỉ cho mình biết. Nhà tư vấn đó chính là BA. Sau quá trình phân tích yêu cầu, tham vấn từ đội kỹ thuật, BA sẽ bỏ bớt một số yêu cầu không cần thiết, thêm vào một số khác, tinh chỉnh lại các yêu cầu còn lại cho chính xác, và trình bày lại cho khách hàng.
Đây đều là những công việc đòi hỏi kỹ thuật xử lý thông tin tinh vi, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thậm chí cả xây dựng giải pháp ở một trình độ nhất định, và kỹ năng mềm để giao tiếp và truyền đạt rõ ràng. Các kỹ thuật BA thường sử dụng trong các tác vụ này đã được tổng hợp ở infographic bên dưới. Các kỹ năng mềm hỗ trợ, IABA sẽ chia sẻ ở các bài sau.
IABA mang đến từng phần nho nhỏ trong khối kiến thức khổng lồ của BA, dưới dạng các infographic ngắn gọn dễ hiểu, để các bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng và có thể áp dụng được vào công việc, cuộc sống của mình!
Comments